Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Bàn thờ gia tiên, với những vật phẩm ý nghĩa như bát hương, kỷ chén, lọ hoa…, là nơi thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Mỗi một vật phẩm lại mang một ý nghĩa riêng. Hãy cùng Trường Phúc tìm hiểu về ý nghĩa tâm linh của từng loại đồ thờ nhé!
1. Bộ bàn thờ cúng gia tiên gồm những gì?
Số lượng và loại vật phẩm trên bàn thờ gia tiên có thể thay đổi tùy thuộc vào không gian, kích thước bàn thờ và sở thích của mỗi gia đình. Tuy nhiên, một bộ bàn thờ gia tiên đầy đủ thường bao gồm:
- Bát hương
- Lư hương(đỉnh): dùng để đốt trầm hương trong những ngày lễ, tết
- Đôi hạc đứng trên lưng rùa
- Đèn dầu hoặc chân nến
- Chóe thờ: gồm có 3 đài nhỏ dùng để chứa rượu, gạo, muối.
- Kỷ, ngai chén thờ: dùng để đựng nước
- Ống đựng hương: được đặt ở 2 bên ngoài đựng hương hoặc cắm đũa trên bàn thờ
- Lọ hoa: có 2 lọ hoa được đặt ở hai bên bàn thờ dùng để cắm hoa vào những ngày lễ, tết
- Mâm bồng: thường để bầy mâm hoa quả, bánh kẹo…
- Bộ bát cúng cơm, đũa
- Bát sâm
- Nậm rượu
- Bộ ấm chén thờ
2. Ý nghĩa của các vật phẩm trên bàn thờ
Việc bày trí bàn thờ gia tiên theo đúng quy tắc phong thủy không chỉ là một nghi thức truyền thống mà còn mang ý nghĩa rất lớn. Bằng cách sắp xếp các vật phẩm thờ cúng một cách hợp lý, chúng ta không chỉ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn tạo ra một không gian hài hòa, thu hút may mắn và tài lộc.
Theo nguyên tắc từ xa xưa các cụ để lại, bàn thờ sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc: “ngoại dương nội âm”, theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Bát hương
Bát hương không chỉ đơn thuần là một vật dụng thờ cúng mà còn được xem như là ngôi nhà tinh thần của các vị thần linh và tổ tiên. Việc thắp hương lên bát hương là cách để chúng ta kết nối với những người đã khuất. Theo quan niệm dân gian, người ta thường tránh sử dụng bát hương màu vàng vì màu vàng tượng trưng cho quyền uy của vua chúa, chỉ dành để thờ các vị thần có tước vị cao quý.

Lư hương (hoặc đỉnh)
“Lư hương (hoặc đỉnh) không chỉ là một vật dụng trang trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian thờ cúng linh thiêng. Hình ảnh con lân uy nghiêm trên nắp đỉnh không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ mà còn tượng trưng cho sức mạnh, sự bảo vệ và xua đuổi tà khí, góp phần tạo nên một không gian thờ cúng thanh tịnh và an lành.

Đôi hạc đứng trên lưng rùa
Hình ảnh đôi hạc đứng trên lưng rùa thần tượng trưng cho sự kết nối hài hòa giữa trời đất, âm dương. Đây là biểu tượng của sự trường tồn, mang đến bình an và hạnh phúc cho gia tiên ở thế giới bên kia.

Đôi chân nến hoặc đèn dầu
Đôi đèn đặt ở hai bên bàn thờ tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, mang ý nghĩa sâu sắc về sự cân bằng âm dương và trí tuệ. Trong Phật giáo, ánh sáng của đèn được xem như là biểu tượng của trí tuệ, giúp soi sáng tâm hồn, tiêu trừ nghiệp chướng và mang đến những điều tốt lành.

Đài thờ, chóe thờ
Bộ tam sơn gồm đài thờ và ba chóe đựng rượu, muối, gạo là biểu tượng của sự sung túc và đầy đủ trong cuộc sống. Người ta tin rằng, việc đặt bộ tam sơn trên bàn thờ sẽ giúp gia đình luôn được ấm no, hạnh phúc và các thành viên luôn hòa thuận, yêu thương nhau.

Kỷ, ngai chén thờ
Dùng để đựng nước ngụ ý cho sự vững chắc và bền lâu.

Ống đựng hương
Theo quan niệm dân gian, hương không cháy hết sẽ đem lại điềm gở, do đó việc để bảo quan chu đáo sẽ thể hiện sự thành tâm, lòng thành của gia chủ với việc hương khói.

Lọ hoa
Dùng để cắm hoa đem đến cho không gian thờ sự mát mẻ, thanh tịnh. Lọ hoa không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy, thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ.
Mâm bồng
Mâm bồng là một trong những vật phẩm quan trọng và quen thuộc trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Đây là chiếc đĩa lớn có chân, thường được đặt trên bàn thờ để bày biện hoa quả, trầu cau, tiền vàng và các lễ vật khác dâng lên tổ tiên.

Nậm rượu
Thường dùng để đựng rượu và được thay sau mỗi lần thắp hương. Việc thay rượu thường xuyên thể hiện lòng thành kính và mong muốn được các vị thần linh phù hộ độ trì.

Bộ ấm trà thờ
Được sử dụng để pha trà và dâng lên tổ tiên mỗi ngày, thường được đặt trên đĩa, bao gồm 1 ấm và 3 chén hoặc 5 chén. Trà sau khi pha xong phải rót ra các chén thờ.

Trên đây, Trường Phúc đã giới thiệu cho bạn về ý nghĩa tâm linh của từng loại đồ thờ. Nếu bạn có nhu cầu “làm đẹp” cho không gian sống bằng những sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên cao cấp, đẹp, bền cho nhà thờ thì hãy liên hệ ngay với Trường Phúc để được tư vấn từ A đến Z!