Những lưu ý khi xây dựng nhà gỗ cổ

Nhà gỗ cổ là mẫu nhà được nhiều người yêu thích và đã trở thành một phần của hồn cốt dân tộc. Tuy nhiên để xây được một ngôi nhà gỗ cổ hợp phong thủy thì không phải ai cũng nắm rõ những lưu ý khi xây. Cùng chúng tôi tìm hiểu những lưu ý đó để có được một ngôi nhà gỗ cổ nhé.

Hiểu rõ kết cấu nhà cổ

Nhà gỗ cổ được kết cấu gồm nhiều bộ phần khác nhau. Những điểm chung của các bộ phận này đó là sự xuất hiện với tần suất cao của nguyên liệu gỗ. Các bộ phận của nhà cổ bao gồm:

  • Cột nhà: Đây là bộ phận chịu toàn bộ trọng lực của ngôi nhà. Có các loại cột khác nhau ở các vị trí khác nhau như cột cái, cột hiên, cột con.
  • Xà nhà: Là bộ phận giằng ngang chịu lực kéo giữa các cột. Các loại xà gồm: xà lòng (xà chếnh), xà nách ( xà thuận)
  • Kẻ: Đây là loại dầm đơn được đặt theo hướng chéo. Kẻ được gác lên cột bằng các mộng. Có hai loại kẻ là kẻ ngồi và kẻ hiên.
  • Bảy: Đây là loại dầm nằm bên trong khung tiếp giáp với các cột quân phía sau để đỡ phần mái phía sau của ngôi nhà.
  • Câu đầu: Đây là dầm ngang chính được đặt phía trên cùng. Tác dụng của câu đầu là khóa các cột cái của ngôi nhà.
  • Con rường hay còn gọi là chồng rường: Đây là các đoạn gối có tác dụng đỡ hoành mái. Có hai loại rường là rường bụng lợn và rường cột.
  • Các loại xà ngoài khung gồm có: xà thượng, xà hạ, xà tử thượng, xà tử hạ, xà ngưỡng, xà hiên.
  • Phần mái: Kết cấu mái bao gồm rất nhiều chi tiết như: Rui, mè, hoành, gạch màn, ngói mũi hài.

Bố trí gian thờ và các công trình phụ

Trong thiết kế nhà gỗ cổ thì việc bố trí không gian thờ cũng là rất quan trọng. Đây là không gian tâm linh thiêng liêng nên cần phải được bố trí ở nơi trung tâm nhất, trang trọng nhất của ngôi nhà.

Thông thường gian thờ được đặt trang trọng ở ngay gian giữa của ngôi nhà. Đây là gian có cửa chính, vừa bước vào cửa chính là có thể thấy ngay gian thờ.

Theo quan niệm của người Việt xưa thì gian giữa là gian trung tâm, gian chính của ngôi nhà. Do vậy, đặt gian thờ ở giữa ngôi nhà thể hiện lòng thành của người sống đối với tổ tiên. Bàn thờ thần phật thường được đặt ở chính giữa, thể hiện được quyền lực tâm linh tối cao. Còn bàn thờ gia tiên thì lại được đặt ở phía bên phải.

Không gian trước bàn thờ cần được trang nghiêm thông thoáng. Vì vậy mà khu vực trước bàn thờ thường không đặt bàn ghế. Bàn ghế sẽ được đặt phía bên trái hoặc bên phải bàn thờ. Ở những gia đình khá giả thường kê một tấm phản để thuận tiện cho việc thờ cúng, lễ bái.

Theo phong thủy Việt Nam thì các công trình phụ không được đặt chung không gian với nhà. Bởi vì trong nhà có gian thờ cần sự trang nghiêm sạch sẽ nên phải bố trí các công trình phụ ở thật xa không gian thờ cúng.

Những chú ý khi xây dựng nhà gỗ hợp phong thủy

Xây nhà cần chú ý đến yếu tố phong thủy, đặc biệt là đối với nhà gỗ cổ phong thủy Việt Nam thì yếu tố phong thủy càng cần được lưu ý.

Điều đầu tiên cần chú ý khi xây dựng nhà gỗ hợp phong thủy đó là hướng nhà. Theo quan niệm của dân gian thì “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”. Như vậy thì hướng làm nhà tốt nhất là hướng Nam hoặc hướng Đông Nam. Đây là hướng giúp nhà “Đông ấm, hè mát”, đồng thời mang lại hòa thuận, sức khỏe và tài lộc.

Ngoài ra cần lựa chọn nội thất phù hợp với phong thủy và cân bằng yếu tố âm dương. Việc lựa chọn màu sắc đối với nhà gỗ cổ cần chú ý chọn các tông màu phù hợp với sự cổ kính của ngôi nhà.

Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích để có lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà gỗ của mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác về án gian thờ và nhà gỗ cổ truyền tại Trường Phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
.