“Ở nhà trọ, nhà thuê có nên lập bàn thờ hay không?” Đây là câu hỏi mà số đông người đi thuê nhà đều quan tâm. Hôm nay, Trường Phúc sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới nay.
1. Nhà trọ, nhà thuê có nên lập bàn thờ không?
Đối với câu hỏi này, sẽ có hai luồng ý kiến: Thờ cũng tốt mà không thờ cũng chẳng sao. Tại sao lại như vậy?
Theo quan niệm của một số đông người đi thuê nhà: Đây là đất và nhà của chủ nhà. Việc thờ cúng thần linh thổ địa ở nơi đó cũng là do chủ nhà đảm trách. Họ chỉ là người đi thuê, là khách trọ, không có trách nhiệm thờ cúng thần linh.
Tuy nhiên cũng phải phân biệt rõ: Đối với bàn thờ thổ địa, Táo quân, có cũng tốt, không có cũng không sao. Vì đúng là chủ nhà nào cũng sẽ chuẩn bị sẵn hết rồi. Nếu người thuê không có điều kiện lập bàn thờ mà có thành tâm. Thì cũng có thể thỉnh thoảng mua nhang đèn, hoa quả bày lên. Nhưng có điều rằng để phân biệt rõ, trường hợp nào nên lập bàn thờ, trường hợp nào không nên lập ban thờ hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
2. Những trường hợp nhà đi thuê không nên lập ban thờ:
Có những trường hợp đi thuê nhà mà không nhất thiết phải lập bàn thờ. Vậy đó là những trường hợp nào?
Thứ nhất, đối với những người đi thuê nhà tập thể, ở chung rất nhiều người dạng như “khách trọ” ở ghép với nhau. Thông thường đối với những căn nhà này sẽ không nhất thiết phải lập ban thờ để thờ cúng, vì việc thờ cúng, nhất là ban thờ gia tiên là thờ cúng ‘tổ tiên gia đình”, trong khi đó, rất nhiều người tứ xứ khắp nơi, xuất thân từ những gia đình khác nhau nên không thể thờ gia tiên chung.
Mục đích của những căn nhà trọ thuê kiểu này, chủ yếu để phục vụ cho việc ăn, ngủ là chủ yếu, là nơi thuần nghĩa đen “che năng, che mưa”.
Thứ 2, đó là sinh viên đi thuê nhà hoặc ở ký túc xá thì cùng tương tự như vậy, điều này cũng không hề cần thiết đối với những trường hợp là sinh viên.
3. Trường hợp nhà đi thuê nhà nên lập ban thờ:
Có những trường hợp đi thuê nhà nên lập bàn thờ để thờ cúng. Đây là những trường hợp mà thông thường đây là một gia đình riêng biệt, đi thuê những căn hộ riêng hoặc căn nhà riêng để sinh sống cả gia đình. Người xưa có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” nên theo tâm niệm của người Việt thì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Đối với bàn thờ tổ tiên cũng nên tự lập cho mình. Ngoài sơn thần thổ địa, thì ông bà tổ tiên cũng là những người sẽ phù hộ độ trì. Giúp cho con cháu làm ăn phát đạt, may mắn, học hành tấn tới. Bàn thờ gia tiên thì tất nhiên không thể dùng chung. Nên nếu điều kiện cho phép, thì với câu hỏi nhà đi thuê có cần bàn thờ không? Câu trả lời vẫn là có.
4. Cách lập bàn thờ đơn giản nhất cho nhà đi thuê:
Làm thế nào để lập ban thờ cho nhà đi thuê? Đã không lập thì thôi nhưng một khi đã lập ban thờ để thờ cúng thì phải làm chỉn chu, đàng hoàng. Cần có lễ nhập trạch đàng hoàng khi chuyển về nơi sinh sống này để xin phép các vị Thần linh về “nhập hộ khẩu” tại đây. Lễ nhập trạch đối với nhà đi thuê rất đơn giản, chỉ cần có những nguyên liệu và vật dụng sau: 1 bếp ga mini, 3 hũ muối, gạo, nước, và bánh trái, hoa quả, xôi, giò, ấm đun nước.
Bàn thờ theo hình thức thông thường có 3 bát hương: 1 bát hương thờ thần linh, 1 bát hương thờ bà cô tổ và 1 bát để thờ ông bà tổ tiên. Bát hương để thờ thần linh thường lớn nhất, được để giữa bàn thờ. Bên trái thường sẽ đặt bát hương thờ bà cô tổ. Phần còn lại bên phải sẽ là vị trí của bát hương thờ gia tiên.
Trường hợp phòng trọ chật hẹp, có thể linh hoạt thay đổi: Sử dụng những bát hương nhỏ hơn chứ không nên gom hết vào một bát. Đối với nơi nhiều người trọ chung, người ta sử dụng chung 1 bát hương: Nhưng đó chỉ là để thờ thần linh chứ không dùng để thờ tổ tiên. Vì tổ tiên thì không thể nào thờ chung được.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Ở nhà trọ, nhà thuê có nên lập bàn thờ hay không”. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác về án gian thờ và nhà gỗ cổ truyền tại Trường Phúc.