Nhiều người mong muốn sở hữu một căn nhà gỗ, nhưng lại băn khoăn liệu nhà gỗ có bền không? Hôm hay, Trường Phúc sẽ giải đắp thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây.
1. Yếu Tố Quyết Định Nhà Gỗ Có Bền Không:
1.1. Loại gỗ:
Tuổi thọ nhà gỗ phụ thuộc vào chất liệu gỗ mà bạn chọn làm nhà. Thông thường các loại gỗ được chọn làm nhà thường là những loại gỗ quý hiếm trong tự nhiên. Có độ bền cao, khả năng chống mối mọt, chịu thời tiết rất tốt.
Được lựa chọn hàng đầu các loại gỗ làm nhà ở Việt Nam phải kể đến bộ tứ gỗ quý hiếm đinh – lim – sến – táu. Rất nhiều nhà gỗ cổ được xây dựng từ những vật liệu này tồn tại đến hàng trăm năm. Nếu không có điều kiện dùng loại gỗ quý các loại gỗ mít, gỗ hương cũng là những loại gỗ tốt để làm nhà.
1.2. Kết cấu nhà gỗ:
Sau chất liệu gỗ, cái quan trọng tiếp theo đó chính là kết cấu của ngôi nhà, và các xây dựng của người thi công. Cũng giống như xây nhà gạch nhà gỗ cũng thế, muốn nhà gỗ bền đẹp lâu dài, cần đội ngũ thi công hiểu nghề, giỏi nghề, lắp ghép từng mảnh gỗ thành cấu trúc ngôi nhà. Nhà gỗ xây dựng vô cùng tỉ mỉ, chỉ cần một chi tiết nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của nhà gỗ.
Khi kết luận được 2 yếu tố trên là bạn đã biết được độ tuổi trung bình của nhà gỗ của bạn là bao nhiêu. Muốn nhà gỗ bền đẹp hàng trăm năm hãy chọn gỗ tốt, đơn vị thi công tốt.
1.3. Môi trường tự nhiên:
Nhà gỗ ở khu vực khí hậu khô ráo, ít mưa sẽ có tuổi thọ cao hơn so với nhà gỗ ở khu vực khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa.
2. Tuổi thọ trung bình của nhà gỗ:
Dưới đây là tuổi thọ trung bình của một số loại gỗ phổ biến dùng để xây dựng nhà gỗ:
- Gỗ lim: 70 – 100 năm
- Gỗ sến: 60 – 80 năm
- Gỗ táu: 50 – 70 năm
- Gỗ xoan đào: 30 – 50 năm
- Gỗ thông: 20 – 40 năm
3. Một số bí kíp kéo dài tuổi thọ của nhà gỗ
Ngoài những yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác giúp tuổi thọ của nhà gỗ càng được nâng cao thêm. Một ngôi nhà gỗ được vệ sinh sạch sẽ, bảo quản đúng cách của gia theo những cách sau thì thể tăng thêm mấy chục năm sử dụng cho nhà gỗ.
3.1. Vệ sinh thường xuyên
Môi trường không khí ô nhiễm, nóng ẩm là nguyên nhân làm cho bụi bẩn bám vào các khe của gỗ, để lâu ngày sẽ làm mất thẩm mỹ của gỗ mà còn ảnh hưởng đến màu gỗ, chất lượng của gỗ. Dùng khăn mềm thấm dung dịch vệ sinh gỗ chuyên dụng lau nhẹ nhàng sau đó lau lại bằng khăn mềm khô. Việc thường xuyên lau sẽ giúp gỗ luôn sáng bóng bền đẹp hơn.
Lưu ý khi vệ sinh gỗ phải chọn tìm hiểu loại gỗ và dung dịch vệ sinh phù hợp theo từng loại gỗ, không được lau quá ướt mà không lau khô lại vô tình sẽ làm giảm tuổi thọ của gỗ.
3.2. Tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc với gỗ
Bên ngoài xung quanh nhà bạn có thể trồng cây xanh bóng mát giúp hạn chế ánh nắng vào nhà gỗ, bên trong hạn chế nhiệt độ cao. Tiếp xúc lâu ngày với nhiệt độ cao làm gỗ dễ cong vênh nứt nẻ.
Tuổi thọ trung bình của một nhà gỗ cũng không kém gì so với nhà thông thường, có nhiều nhà gỗ còn tuổi thọ cao hơn. Đặc biệt khi gia chủ biết cách sử dụng và bảo quản thì vấn đề tuổi thọ không còn đáng lo ngại.
3.3. Xử lý gỗ đúng cách:
- Sơn lót trước khi sơn màu để bảo vệ gỗ khỏi nấm mốc, côn trùng.
- Sử dụng sơn chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thời tiết nơi nhà ở.
- Bả matit để che lấp các khe hở, tạo bề mặt nhẵn mịn cho gỗ.
- Thường xuyên sơn lại để bảo vệ gỗ khỏi tác động của môi trường.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin về độ bền và tuổi thọ của nhà gỗ cổ truyền. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác về án gian thờ và nhà gỗ cổ truyền tại Trường Phúc.