Nguyên tắc căn bản về không gian thờ cúng

Không gian thờ cúng luôn có một ý nghĩa tinh thần quan trọng trong đời sống của mỗi gia đình Việt Nam. Hãy cùng Trường Phúc tìm hiểu xem những nguyên tắc căn bản nào cần có trong không gian thờ cúng của người Việt nhé.

Chúng ta thường dành chỗ cao nhất, trang trọng nhất trong ngôi nhà để làm không gian thờ cúng. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì không gian thờ cúng mà được đặt tại vị trí tốt nhất trong ngôi nhà thì sẽ mang lại nhiều may mắn cả về sức khỏe và tài lộc cho con cháu và gia đình. Chính vì vậy việc chọn vị trí và hướng để đặt phòng thờ là điều quan trọng.

Hệ thống tủ và bàn thờ

Tại không gian thờ cúng, hệ thống tủ và bàn thờ phải có quy mô và hình thức – tương xứng để tạo nên sự trang nghiêm cho không gian đặc biệt này.

Kích thước tủ thờ không nên quá to gây cảm giác hoành tráng nhưng cũng không nên quá nhỏ bé trong phòng. Tủ, bàn thờ nên được thiết kế đơn giản, tránh cầu kỳ lạc lõng hay gây cảm giác nặng nề. Bàn thờ phải tạo được sự tôn nghiêm nhưng vẫn phải mang lại cảm giác gần gũi với các thành viên trong gia đình và các sinh hoạt chung khác.

Vật liệu và màu sắc của tủ – bàn thờ cúng cũng phải phù hợp, nên sử dụng các màu trầm, tối nhất là màu gỗ nâu sậm. Các chi tiết kiến trúc – nội thất (lát sàn, trần, chiếu sáng…), các vật dụng, đồ thờ (bát nhang, đèn nến, lọ hoa…) nên bày theo lối cân đối.

Bố trí không gian thờ cúng

Đối với những ngôi nhà phố không có đủ không gian để sở hữu một phòng thờ riêng thì không gian thờ cúng thường được bố trí ngay trong phòng khách, tuy nhiên cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên
  • Tránh đặt bàn thờ gần luồng hút gió mạnh, gây “động” và có thể thổi tàn lửa nhang ra chỗ khác gây cháy
  • Bàn thờ phải được đặt nơi có khí trường tốt nhất của phong thủy ngôi nhà. Nên đặt tại các cung: sinh khí, thiên y, diên niên, phuc vị, vì đây là bốn cung khí tốt nhất so với mệnh chủ nhà. Nếu đặt tại các cung đó sẽ mang lại nhiều may mắn về sức khỏe và tài lộc cho gia đình.

Tùy theo kích thước nhà ở, điều kiện sinh hoạt… mà việc bài trí không gian thờ cúng sẽ khác nhau. Nhưng chung quy lại thì cần có những thứ cơ bản sau:

Thông thường có 1 đến 3 bát hương, bát hương ở giữa thờ chung thần linh thổ địa, bát hương hai bên là thờ gia tiên và bà cô ông mãnh.

  • Phía trước bát hương: Ở giữa bày cái đài nhỏ, với ba chén đựng nước sạch. Hai bên là hai đĩa bày hoa quả tươi và trầu cau, hoặc tiền vàng mã.
  • Phía sau bát hương: Là bộ bình để hoa tươi, hương và nến. Tùy theo chất liệu mà sự bày trí cũng khác.

+ Với đồ sứ: Bộ tam sự bao gồm bát hương, hai cây đèn (hoặc hai con hạc đội đèn), bộ ngũ sự có thêm hai bình (dựng cắm hoa tươi và để hương); bộ thất sự có thêm hai bình (đựng nước và gạo).

+ Với đồ đồng: Tam sự có đỉnh đồng thay thế bát hương, và hai con hạc, ngũ sự có thêm hai ống hương và thất sự có thêm đôi đèn. Như vậy, bày trí của đồ đồng có tính trang trí thẩm mỹ là chính còn bày trí của đồ sứ thiên về tính thờ cúng và tâm linh hơn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về không gian thờ cúng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác về án gian thờ và nhà gỗ cổ truyền tại Trường Phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
.