Bát hương không chỉ là nơi để hương khói, mà còn được xem như “ngôi nhà tâm linh” của gia tiên. Người xưa quan niệm rằng, bát hương là nơi tụ khí, nếu di chuyển lung tung sẽ gây ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Vậy chúng ta nên tiền hành thay bát hương vào thời điểm nào và thủ tục để thay bát hương ra sao, hãy cùng Trường Phúc tìm hiểu nhé!
Nên thay bát hương khi nào?
Bát hương là nơi linh thiêng, đại diện cho sự kết nối giữa con cháu với tổ tiên. Vì vậy, việc thay bát hương là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng. Chỉ khi bát hương đã quá cũ hoặc bị hư hỏng, gia đình mới nên tiến hành thay mới. Tuy nhiên, việc xử lý bát hương cũ cũng cần tuân thủ những quy tắc nhất định để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.
Đầu xuân là thời điểm thích hợp để thay bát hương mới, trùng với dịp cúng tạ đất, gia chủ có thể nhờ thầy cúng đến làm lễ. Thường xảy ra 2 trường hợp:
- Nếu còn cốt bát hương thì giữ lại
- Nếu không còn cốt bát hương thì các bạn nhờ thầy viết cho
Xử lý bát hương cũ như nào?
Bát hương cũ, đặc biệt là những chiếc bát hương đã bị nứt vỡ, được xem là đã “mất linh”. Tuy nhiên, việc xử lý bát hương cũ cũng cần hết sức cẩn trọng. Theo quan niệm dân gian, bát hương cũ nên được đối xử một cách tôn trọng, không được vứt bỏ tùy tiện.
Quan niệm về việc xử lý bát hương cũ đã có nhiều thay đổi. Trước đây, người ta thường thả bát hương xuống sông hoặc chôn dưới gốc cây. Tuy nhiên, hành động này không chỉ gây hại cho môi trường mà còn không được các chuyên gia phong thủy khuyến khích.
Ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể tìm kiếm những cách xử lý văn minh và thân thiện với môi trường hơn, như mang đến các cơ sở thu gom rác thải hoặc tái chế.
Cách thay bát hương
Khi chọn bát hương, bát hương thờ thần linh thường có kích thước lớn nhất, trong khi bát hương thờ gia tiên và bà tổ cô có kích thước tương đương nhau.
Bước 1: Làm sạch bát hương
Trước khi sử dụng, bát hương cần được rửa sạch bằng nước và tẩy uế bằng rượu gừng để loại bỏ mọi bụi bẩn và khí uế.
Bước 2: Chuẩn bị tro sạch
Tro nếp được xem là loại tro sạch và mang lại nhiều may mắn. Sau khi đốt rơm nếp, ta thu thập tro, sàng lọc kỹ và có thể dùng thêm rượu gừng để thanh tẩy.
Bước 3: Bốc tro vào bát hương
Việc bốc tro vào bát hương cũng cần tuân thủ một trình tự nhất định. Bắt đầu từ bát hương chính giữa (thờ thần linh), sau đó đến bát hương thờ gia tiên và cuối cùng là bát hương thờ bà tổ cô.
*Lưu ý: Khi sắp xếp bát hương lên kệ tam cấp, đặt bát hương thần linh ở vị trí trung tâm và cao nhất trước tiên, sau đó đến bát hương gia tiên bên phải và bát hương bà tổ cô bên trái (khi nhìn từ ngoài vào).
Trên đây, Trường Phúc đã giới thiệu cho bạn thời điểm để thay bát hương và thủ tục khi thay bát hương chi tiết nhất. Nếu bạn có nhu cầu “làm đẹp” cho không gian sống bằng những sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên cao cấp, đẹp, bền thì hãy liên hệ ngay với Trường Phúc để được tư vấn từ A đến Z!
Bài viết bạn có thể tham khảo: