Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết cổ truyền quan trọng của Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, trong ngày này, mọi người nên chú ý kiêng kỵ những điều sau để tránh gặp điều không may hoặc rước tà khí vào nhà.
Theo sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” (NXB Văn hoá thông tin), Tết Đoan ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương. “Đoan” là mở đầu, “ngọ” là giữa trưa và “dương” nghĩa là mặt trời, thuộc khí dương. Thời điểm giữa trưa ngày Đoan ngọ là bắt đầu lúc khí dương dồi dào nhất.
Năm nay, ngày Tết Đoan Ngọ 5.5 âm lịch rơi vào 10.6 dương lịch. Nhiều gia đình đã chuẩn bị mâm lễ cúng từ sớm để bày cúng tổ tiên, sum họp cùng gia đình, người thân.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vào ngày này, ông cha ta từ xưa thường truyền tai nhau những điều nên làm hoặc kiêng kị, nên tránh để giữ được may mắn, xua đuổi điềm gở về nhà.
“Các cụ từ xưa đã truyền dạy cho con cháu nhiều điều nên tránh làm trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ngày nay, tôi cũng dạy con cháu dịp này không được để giày dép lộn xộn, tránh làm rơi mất tiền… và nhiều điều khác để xua đuổi điều không may, tà khí vào nhà”, ông Đỗ Xuân Hoà (65 tuổi, Hưng Yên) chia sẻ.
Dưới đây là một số điều kiêng kị mà các gia đình cần tránh trong ngày Tết Đoan Ngọ theo quan niệm dân gian:
Không đi du lịch
Đi du lịch, đi chơi xa vào ngày 5.5 Âm lịch được cho là dễ bị hao tốn tiền bạc. Đặc biệt, không nên đi tham quan những nơi như địa đạo, lăng tẩm hay các khu di tích cổ vì những nơi này chứa nhiều âm khí. Nếu bắt buộc phải đi, tốt nhất là nên đi trước 15h.
Kiêng để giày dép lộn xộn
Giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ “tà”. Theo quan niệm dân gian, nếu để giày dép lộn xộn xộn, lung tung sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Vì vậy, sau khi đi ra ngoài về, mọi người nên để giày dép gọn gàng, vừa để đảm bảo thẩm mỹ, vừa đúng phong thủy.
Tránh làm rơi hay mất tiền
Làm rơi tiền trong ngày 5.5 Âm lịch được cho là điềm xui, khiến tài vận, tài lộc đi xuống. Vì vậy, vào ngày này mọi người nên chú ý bảo vệ tài sản cẩn thận, tránh để thất lạc tài sản.
Tránh dừng chân nơi âm u
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh dừng chân ở những nơi âm u, nhiều tà khí như bệnh viện, nghĩa trang… vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên thực tế, đây là những nơi chứa nhiều mầm bệnh, hơn nữa Tết Đoan Ngọ thường trùng hoặc gần ngày Hạ chí – khoảng thời gian nóng nhất trong năm nên vi sinh vật gây bệnh phát triển rất mạnh.
Không mua vật phẩm có hình dáng kỳ quái
Theo dân gian, nếu mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc có thể vô tình rước thêm tà ma, âm khí về nhà. Chính vì vậy, mọi người thường tránh mua đồ tâm linh, phong thủy hay đồ lưu niệm vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Không soi gương lúc nửa đêm
12h đêm là khoảng thời gian âm khí hoạt động mạnh, nếu vô tình soi gương hay chụp ảnh vào thời điểm này sẽ rất dễ chiêu dụ âm khí và có thể xảy ra những hiện tượng kỳ quái, khó lý giải.
Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khách sạn, nhà nghỉ
Nếu có việc phải nghỉ lại bên ngoài vào ngày 5.5 Âm lịch, mọi người nên tránh chọn phòng đầu tiên hay cuối cùng ở hành lang khách sạn, nhà nghỉ. Theo phong thủy, đây là vị trí dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, gây hại cho dương khí.
Ngoài ra, không nên ở phòng bài trí nhiều đồ vật tâm linh như tranh, tượng phật, thánh… bởi tác dụng của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ căn phòng hay mảnh đất đó có vấn đề.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về những điều không nên làm vào ngày Tết Đoan Ngọ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác về án gian thờ và nhà gỗ cổ truyền tại Trường Phúc.