Mùa xuân là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống ở khắp các địa phương của Bắc Bộ, mỗi lễ hội của từng địa phương sẽ điểm đặc sắc và thu hút riêng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm qua 6 lễ hội mùa Xuân được đông đảo người dân cả nước biết đến cũng như có nhiều điểm thú vị ở cả phần lễ lẫn phần hội.
Lễ hội mùa xuân ở chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội)
Gọi là lễ hội chùa Hương nhưng thực chất đây là một quần thể di tích với rất nhiều chùa và động, các đền. Đi lễ chùa Hương vừa là đi lễ kết hợp với du lịch thưởng ngoạn non nước hữu tình.
Sau khi đi xe khách đến Mỹ Đức (Hà Nội), du khách sẽ được đi thuyền trên suối Yến để đến khu các đền chùa và động. Thông thường mọi người đi lễ chùa Hương chủ yếu để cầu bình an, tài lộc cho người thân và gia đình.
Lễ hội chùa Hương khai hội vào mùng 6 âm lịch tháng Giêng và kết thúc hội vào ngày 30 tháng 3 âm lịch. Được coi là một trong những lễ hội Xuân kéo dài ngày nhất.
Lễ hội Gióng ở Đền Sóc Hà Nội
Đây là lễ hội mùa xuân nổi tiếng gắn liền với một trong 4 vị thánh “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam – Thánh Gióng. Câu chuyện Thánh Gióng ăn nhiều lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước hầu hết người dân Việt Nam đều thuộc. Tại đền Sóc (thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội) theo truyền thuyết là nơi Thánh Gióng bay về trời là nơi diễn ra lễ hội Gióng hàng năm.
Lễ hội vừa mang ý nghĩa lịch sử vừa là sự kiện văn hoá giúp các thế hệ sau ghi nhớ công ơn của cha ông. Lễ hội kéo dài 6 ngày từ mùng 6 đến ngày 12 tháng Giêng Âm lịch, nhiều nghi thức trang trọng như lễ dâng hương, lễ rước kiệu, lễ rước voi giấy và ngựa giấy, lễ tắm tượng Thánh Gióng.
Cùng với phần lễ linh thiêng trang trọng thì phần hội cũng rất hấp dẫn khi có phần tái hiện màn đánh giặc của Thánh Gióng và giặc Ân. Nhiều hoạt động văn hoá và trò chơi thú vị diễn ra bên lề như đấu cờ, kéo co, đấu vật, múa lân, hát quan họ, hát chèo…
Hội Lim ở Bắc Ninh
Hội Lim được tổ chức tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh vào ngày 12-13 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Đây là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc nhất vùng Kinh Bắc, mang đậm bản sắc dân gian và thu hút đông đảo du khách thập phương.
Hội Lim là cái nôi của dân ca Quan họ Bắc Ninh – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được Unesco công nhận. Trên dòng sông Như Nguyệt hay hay hồ nước ở Đình làng,, các liền anh, liền chị mặc áo tứ thân, nam đội khăn xếp, nữ đội nón quai thao hát Quan họ giao duyên đối đáp với nhau.
Các nhóm Quan họ của các làng sẽ thi tài với nhau bằng những câu hát đối đáp tinh tế, ý tứ sâu đậm
Du khách đến Hội Lim không chỉ đến vui hội mà còn được thăm quan các làng Quan họ gốc như làng Diềm, làng Bịu, làng Lim…và có thể giao lưu, xin bài hát từ các liền anh, liền chị.
Lễ hội Yên Tử – lễ hội mùa xuân về miền đất Phật
Yên Tử vốn được coi là cái nôi của tông phái Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Ngài đã từ bỏ ngai vàng, xuất gia tu hành và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Về Yên Tử không chỉ là chuyến du lịch tâm linh mà còn là chuyến thưởng ngoạn phong cảnh đẹp với cánh rừng xanh ngắt, mây trắng vờn đỉnh núi…thơ mộng hệt như tiên cảnh.
Đây là một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất ở miền Bắc nước ta, cứ mỗi dịp đến lễ hội là có hàng triệu Phật tử khắp trong và ngoài nước hành hương về Yên Tử.
Khai hội từ mùng 10 tháng Giêng âm lịch tới hết tháng 3 âm lịch nên du khách có thể thoải mái sắp xếp thời gian tham gia.
Lễ hội đền Hùng tháng 3 ở Phú Thọ
“Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ tổ mùng 10 tháng 3″
Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ các vua Hùng – được coi là Quốc giỗ của Việt Nam – Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước.
Địa điểm diễn ra lễ hội tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (thuộc TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Phần lễ được tổ chức long trọng với các nghi thức dâng hương tại đền Thượng- vốn là nơi các vua Hùng khi xưa làm nơi tế lễ trời đất. Lễ rước kiệu diễn ra ở các đền và đình xung quanh. Lễ tễ giỗ sẽ có sự tham gia của các lãnh đạo Nhà nước, nhân dân cùng du khách.
Ngày chính hội diễn ra vào mùng 10/3 nhưng trước đó các làng xung quanh đều tổ chức lễ rước về Đền Hùng tạo nên không khí lễ hội ấn tượng. Phần hội của lễ hội cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc như Hội trại, các hội thi làm nhà, gói bánh, biểu diễn văn nghệ, hát xoan, hát rang, hát chèo, hát quan họ…cùng nhiều trò chơi như bắn nỏ, đấu vật, đua thuyền, ném còn…
Trên đây là những thông tin tổng hợp về 5 lễ hội Xuân lớn nhất miền Bắc gắn liền với ý nghĩa tâm linh, thể hiện văn hoá “Uống nước nhớ nguồn” hướng về nguồn cội và cầu mong những gì tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình trong năm mới. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các thông tin khác về nhà gỗ truyền thống hay các mẫu phòng thờ, án gian bằng gỗ, nếu có nhu cầu được tư vấn cụ thể xin liên hệ Trường Phúc qua số Hotline.